Trong ảnh là bức thư pháp “Hạo Nguyên” do thư pháp da Huy Bầu phóng bút.
Trước khi đi sâu vào phân tích tác phẩm này, chúng ta hãy thử bóc mẽ một phát, xem thư pháp là cái gì?
Thư pháp, nói nôm na, là nghệ thuật viết chữ đẹp, một sản phẩm xuất xứ China.
Từ cổ đại cho đến trước Tần Thủy Hoàng, chữ Hán đã kinh qua một số kiểu: Giáp cốt văn (chữ viết trên mai rùa), kim văn (chữ viết trên đồ kim loại), đại triện, tiểu triện (Triện! Không phải tiện nhé). Tuy nhiên, nhân dân Tầu thời ấy mỗi nơi viết một khác, rất tùy hứng.
Sau khi đất nước thống nhất, tổng bí thư Tần Thủy Hoàng đã chỉ đạo thủ tướng Lý Tư ban hành bộ chữ chuẩn gồm 3300 chữ tiểu triện, bắt buộc áp dụng trong cả nước.
Giáp cốt văn và kim văn đã quá đát, chẳng ai dùng nữa. Thư pháp ngày nay chỉ công nhận 5 kiểu viết: Triện, lệ, hành, khải, thảo.
Triện là lối chữ khắc dấu. Đôi khi trông như tranh các cháu mẫu giáo. Giàu chất biểu tượng học như mật mã Da Vinxi.
Lệ là kiểu chữ viết của các cán bộ văn phòng thủ tướng Lý Tư, cũng được tìm thấy rất nhiều trong các công văn nhà nước đời Hán, Tam Quốc và Tấn. Chữ kiểu lệ hơi bè bè, nét suôn mộc.
Khải, tiếng Tầu có nghĩa là khuôn phép. Chữ viết lối khải đều chằn chặn, góc cạnh gãy gọn, chân chất, nên còn được gọi là “chân thư” hoặc “chính thư”. Thư pháp gia số một dòng này là Chung Do, bạn thân Tào Tháo.
Hành thư và thảo thư thuộc nhóm chữ mềm. Hành thư bay nhảy, phóng khoáng như Thần Hành Thái Bảo Đới Tung. Viết chữ thể hành, xưa nay không ai hơn được Thư Thánh Vương Hi Chi, bạn thân thằng cháu Tư Mã Viêm.
Thảo thư lả lướt như cỏ, người viết vừa viết vừa phiêu, người đọc vừa xem vừa đoán, và hầu như đoán toàn trật. Vương Hi Chi phiêu chữ thảo cũng được, nhưng không bằng lão tiền bối sống trước thời Tam Quốc một tẹo tên là Trương Chi.
Bức thư pháp “Hạo Nguyên” ở đầu bài được viết theo thể Lung Tung thư, là tổng hợp của cả năm thể chữ trên: Có chỗ ngây ngô như triện, có chỗ long lanh như lệ. Chỗ thì vuông vắn như khải, chỗ lại man mác như hành, chỗ xoắn như thảo! Lung Tung thư là một sáng tậu của Huy Bầu. Phi Huy Bầu không ai viết như thế, hehe..
Bức thư pháp độc đáo này còn có tên khác là “Bách viên thư pháp”.
Tương truyền, một hôm Huy Bầu nằm ngủ, mơ thấy mình lạc vào một tòa nhà nguy nga, trước cổng đề ba chữ đại tự "Thư Pháp Viện". Người cai quản Thư Pháp Viện là một vị cao tăng, dẫn Huy đi xem các danh tác thư pháp cổ kim. Cuối buổi, cao tăng dắt Huy vào một thư phòng bày những đồ nghiên bút rất đẹp. Cao tăng bảo Huy thử bút, xem có chiếc nào vừa ý. Chiếc thứ nhất làm bằng lông ngựa, cán gỗ mun khảm xà cừ, nét bút dày, là thứ bút Chung Do đã từng dùng, Huy thích lắm. Chiếc thứ hai làm bằng lông chó, cán bằng bạc, nét bút sắc, là thứ bút Vương Hi Chi dùng lúc sinh thời, Huy lại càng thích. Chiếc thứ ba làm bằng lông chuột, cán mạ vàng, nâng lên thì nặng mà viết xuống thì nhẹ như mây, là di vật của Trương Chi, Huy thích ngây ngất. Bèn quay sang vị cao tăng, bảo, con chọn bộ này. Cao tăng gật gù, vẻ tâm đắc, đoạn bảo: "Xem cho biết thế thôi, bút ấy mày tiền đâu mà mua!". Nói rồi, giúi cho Huy một đồng bạc, đoạn phất tay áo, biến mất.
Huy tỉnh dậy, thấy đồng bạc vẫn còn nằm trong tay, bèn mừng rỡ, chạy ra cửa hàng 100 yên mua ngay một chiếc bút. Bút ấy về sau được dùng để viết nên kiệt tác ^ ^ “Bách viên thư pháp”, có nghĩa là “thư pháp 100 yên”.
Oạch. Giờ anh Huy bầu lại chơi cả Thư pháp nữa đấy. Kinh thật! Đúng là quá tài hoa.
ReplyDeleteCó điều chữ thế này thì...chưa đẹp lắm. :)) Tác giả còn phải khổ luyện tay bút nhiếu đới.
Còn bên trái, cái chỗ đề ngày tháng năm ấy, hình như thiếu chữ "thành" trong năm nhỉ? Niên hiệu của Nhật là Bình Thành thì phải. Em ko rõ lắm. Có gì không phải, xin được lượng thứ.
Thư pháp có gì mà ko dám chơi hử Kai? Chơi tuốt, hehe... Muốn viết đẹp thì phải đầu tư ác, cả thời gian nẫn tiền bạc, mà anh thì chỉ có "bách viên" thui, hehe... Nghe đồn em Kai luyện thư pháp công lực cao phết rùi, biểu diễn vài đường cho anh em xem đê!
ReplyDeleteNiên hiệu là Bình Thành, dưng bọn Nhựt vưỡn hay viết tắt, nhõn chữ Bình thui cũng OK.
Bức này cho thấy người viết chưa biết gì dẫu chỉ là những kiến thức sơ đẳng về thư pháp!
ReplyDelete