Saturday, October 24, 2009

Chuyện cụ Gióng

Mình có mấy thằng bạn rất tởm, rất đáng nể. Hoàng trọc là một trong số ấy.

Hoàng trọc thua mình 8 tuổi, nhưng nói chuyện với nó mình vẫn phải rón rén, vì vớ vẩn nó bật lại ngay. Đề tài ưa thích nhất của nó là buôn chứng Nhật. Món này mình kém, nên hay đá sang mảng thời sự văn hóa xã hội cho lành, nó cũng chiều.

Hoàng trọc chơi ghi ta, hát nhạc vàng, điêu luyện cực. Lăn lóc ở Nhật đã dăm năm nên đọc tốt Murakami bằng nguyên tác. Nhưng mấy món ấy chưa làm mình phục lắm. Món mà nó làm mình khiếp nhất là thuộc Kiều.

Có một dạo tương đối rảnh, mấy thằng thường tụ tập đàn sáo, phỏm phạch ở nhà Nam công chúa. Lúc đi ngủ, mình hay nằm cạnh Hoàng trọc, bảo, mày làm tý Kiều cho anh em dễ ngủ. Đọc từ đầu. Nó bảo em thuộc quãng hơn ngàn câu, nhưng mình chưa bao giờ nghe nó đọc hết chỗ ấy. Thường thì chỉ nghe xong đoạn Kiều phi bờ tường đi gặp giai là mình thiếp.

Thôi dừng chuyện Hoàng trọc ở đây kẻo lạc đề. Đang định nói chuyện cụ Gióng mà nhỉ?

Sao lại mắc mớ đến Hoàng trọc ở đây? Tại vì hôm qua gặp, nói chuyện với nó, rồi về nhà lên mạng đọc cái tin [1] làm mình nhớ đến chuyện cụ Gióng, hai chuyện có chút liên quan.

Trọc kể, tuần rồi em có lớp của ông giáo Nhật, giảng về lịch sử, văn hóa, vưn vưn thông qua các đặc điểm của ngôn ngữ. Ví dụ, nhìn vào tiếng Nhật thì có thể thấy lịch sử Nhật không có nhiều vụ thảm sát. Vì sao? Vì tiếng Nhật chỉ có nhõn một từ để chỉ việc thảm sát, trong khi các ngôn ngữ khác, chẳng hạn tiếng Anh, tiếng Trung, thì có rất nhiều.

Ừa, có lý phết!

Một ví dụ khác: Tiếng Nhật cho thấy tộc dân Nhật nhã nhặn hơn người. Để xua đuổi một ai đó, các ngôn ngữ khác chỉ cần dùng những từ có độc một âm (như Cút! hoặc Xéo!), còn tiếng Nhật vẫn phải dài dòng, và nhờ thế bớt được vài phần thô lỗ.

Ừm, nghe có lý, nhưng mà... Có mùi suy diễn, mình nghĩ.

Lúc ấy xung quanh đang chộn rộn nên chuyện dừng ở đấy. Về nhà, đọc xong cái tin, tự nhiên muốn khơi lại.

Dựa vào các tài liệu ngôn ngữ để tìm hiểu lịch sử, văn hóa tộc dân không phải là một điều mới mẻ. Hồi bé, chúng ta được học "Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh lịch sử đấu tranh chống thiên tai, lũ lụt của nhân dân ta", hay "Tấm Cám là sự khẳng định về chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác", vưn vưn. Những kết luận như thế không hoàn toàn chuẩn, có mùi suy diễn. Đâu phải mọi truyền thuyết, cổ tích đều phải ẩn chứa một bài học đạo đức cao đẹp! Chẳng hạn, không thể nói Tấm là đại diện cho cái Thiện được, giết người làm mắm mà thiện à? Mình thì nghĩ đơn giản, Tấm Cám chỉ là một câu chuyện về thói gato (ghen ăn tức ở) của tộc dân Việt, hehe...

Tìm hiểu chuyện xưa để kết luận chuyện nay là việc của các nhà nghiên cứu. Trong việc này, những người giỏi phải tránh được suy diễn. Mình thấy thầy của Hoàng trọc bảo "tiếng Nhật dài dòng để tránh thô lỗ" là xi diễn. Tiếng Nhật nói cái gì chẳng dài dòng? Và sắc thái khi nói còn quan trọng hơn chữ nghĩa chứ? Hơn nữa, khi cáu cục lên rồi, người ta dùng hành động nhiều hơn lời nói, và xem phim về quân đội Nhật thời chiến thì sẽ hiểu rõ thế nào là quân phiệt Nhật.

Quay lại chuyện cụ Gióng. Người Việt ai chẳng biết chiện cụ, rằng cụ lên ba mà vẫn không biết nói cười, không biết đi đứng. Lúc cụ mở miệng nói được cũng là lúc cụ bắt đầu lớn. Lớn nhanh như thổi (nguyên văn đấy!). Nhoằng cái đã thành đàn ông. Rồi cụ đi uýnh nhau, "đồ chơi" là một quả roi sắt. Chơi đang hay thì roi gãy, cụ nhổ tre uýnh tiếp. Xong game, cụ thăng, hóa thánh. Hết chiện.

Nếu được phép xi diễn thì ta có thể rút ra từ chuyện cụ Gióng vài kết luận vui vui, bựa bựa như thế này:

1) Truyền thuyết này cho thấy nhưn dưn ta có truyền thống làm đồ dỏm đồ giả. Bằng chứng là roi sắt đã bị pha gang vào, cho nên mới nửa đường đứt cước!

2) Nhưn dưn ta coi công nghiệp chẳng là cái đinh gì! Bằng chứng là vẫn thích chơi gậy tre hơn gậy sắt. Gậy tre bền vô địch, lửa táp cũng chỉ sém vàng chớ hổng sao hết, chơi được đến cùng!

3) Điểm cuối cùng, và là điểm đặc sắc nhất trong câu chuyện này: Nhưn dưn ta nhận thức cực rõ tầm quan trọng của tự do ngôn luận. Bằng chứng: Sau khi cụ Gióng mở miệng được thì cụ lớn! Lớn nhanh như thổi (nguyên văn nhé!).

Xi diễn như thế, chẳng bít đúng hay sai?

Ghi chú:

3 comments:

  1. Chuyện dài tưởng lan man nhưng "ấy" phết! Thêm được vốn từ mới GATO, mở miệng phát là lớn nhanh nhu thổi,...

    Truyện rất sâu sắc bro!

    Nói chung khó phết đại ca ơi!

    À mà gần đây còn có chuyện về anh Lê Văn Tám cũng hay phết bro ạ!

    ReplyDelete
  2. Nhớ chú Hoàng quá. Vừa rồi về Hà nội vào nhà chú chơi, Mẹ chú nấu cơm cho ăn ngon. Nhất là 2 món Nem dán và món Bánh dày Hải Dương.

    Nhà vườn rộng, trong nhà toàn sách sử, thơ cả đủ loại. Ngồi vào bàn uống nước là thấy truyện Kiều...Choáng.

    Nếu không nhầm thì chú Hoàng nhà mình thuộc khoảng trên 2000 câu Kiều. Em là thằng ngủ nhà chú ấy đầu tiên. Chú ấy đọc 1 lèo, không nhớ là bao nhiều câu, nhưng khi gần sáng tỉnh dậy vẫn thấy chú ấy đọc tiếp. Vãi hàng, lần này chú ấy đọc không ra miệng nữa mà đọc thầm trong mồm, một cách khác của việc ngâm thơ, gọi là "Nghiến thơ".

    Ôi bây giờ mới biết nguồn gốc sâu xa của sự vụ.

    Tóm lại, chú Hoàng nhà mình là một nhân tài hiếm có, cụ Chu Văn An sống lại cũng phải nể trọng vài phần, huống chi bè lũ bựa Katsura mình. he he.

    ----
    Về mặt ngôn ngữ thì em nghĩ nước nào cũng la lá có cách chửi như nhau thôi. Có khi chửi ở Nhựt lại còn bựa hơn ấy chứ. hi hi. Nhưng xét sâu xa ra thì, khi xã hội càng phát triển thì ngôn ngữ sẽ trong sáng và đẹp hơn. Người Nhật văn minh hơn người mình do đó cách dùng từ và biểu đạt cũng có thể nói là văn minh hơn.

    ----
    Xi diễn của Huynh về truyện Thánh Gióng như vậy đúng qua đi. Mịa, toàn đồ giả cả. Chắc là có nguồn gốc từ TQ mà. Hehe, thành gióng có họ là gì nhỉ? Ngô, Sở, Lee, hay Nguyễn. ha ha.

    thêm 1 xi diễn nữa là "Thánh Gióng lớn thế rồi, nhưng cái ấy vẫn bé, nên Nhà Vua quyết không gả con gái cho, chán quá, Thánh Gióng đành bay về trời...Cho nên về sau con gái nước mình toàn đi lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc, giờ thì kiếm Tây chơi"


    Vừa rồi về nhà, em đọc 2 cuốn về lịch sử Nhật Bản. 1 nói về Bushido (Võ sĩ đạo), cuốn này rất hay, nên đọc. Cuốn 2 là "Lịch sử Nhật bổn". Thấy trong đó nó viết về các sự tích dân gian, nó đều phân tích là những câu truyện đó đều là hư cấu để phục vụ cho lợi ích chính trị của giai cấp cầm quyền. Đọc sử Việt Nam toàn thấy cái đẹp, chán. Quyển sử của Trần Trọng Kim đọc thấy sát thực hơn.

    ReplyDelete
  3. @Diện: Chiện Lê Vưn Tám là chiện phịa lè lè ra roài, khỏi cãi.

    Nghe giang hồ đồn đại thì trong vòng 3 năm tới sẽ có báo tư nhân. Lúc ấy sẽ còn ối chiện hay nữa!

    @Nam: Sự tích dân gian thì có từ ngày xưa, nhưng diễn dịch thế nào cho có lợi là việc của bộ máy tiên truyền. Một nhược điểm của tộc dân Việt là tư duy nặng cảm tính, thường vẫn kết luận trước khi lý luận, nghĩa là lý luận theo kiểu rào đón, bằng chứng đưa ra chỉ để khẳng định cái kết luận đã soạn sẵn. Xem cái trang bauxite đang nổi thì rõ. Tiếng là trí thức to đoành nhưng toàn lý luận kiểu cả vú lấp miệng em. Trí thức mà còn như thế thì dân thường thế nào? Tư duy càng nặng cảm tính thì càng dễ bị nhồi sọ. Vứn đề này có tính lịch sử nghìn năm kụ nó ròai, ko thay đổi một sớm một chiều được. Muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ tự do ngôn luận, thông tin đa chiều. Và từ khi bắt đầu cho đến khi có thay đổi về chất thì cũng phải vài ba đời, chứ cũng ko nhanh được.

    ReplyDelete