Làm từ thiện, nếu đúng theo nghĩa của nó, là việc nên làm mọi nơi, mọi lúc. Làm từ thiện, nếu đúng theo nghĩa của nó, phải được phát xuất từ động cơ duy nhất, vô điều kiện và không vị lợi là lòng thương người. Tất nhiên, cuộc sống không bao giờ cam chịu đơn giản như thế! Nó cho phép chúng ta làm từ thiện với một tâm niệm không hoàn toàn vô tư, nhưng vẫn được chấp nhận rộng rãi, rằng "Mình giúp người ta lúc này thì sẽ có lúc người khác giúp mình". Nó cũng cho phép chúng ta làm từ thiện vì sĩ diện, ví dụ như khi đi chơi với người yêu. Lên tầm doanh nghiệp thì chúng ta có thể làm từ thiện để quảng cáo kết hợp né thuế thu nhập, kiểu mua tranh đấu giá trên TV. Chúng ta cũng có thể làm từ thiện để mong được phước lộc, kiểu ngày rằm đi chùa. Và chúng ta hoàn toàn có quyền làm từ thiện để sám hối, mong chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ, giống như anh Năm (Cam) đã đúc tượng tiến chuông. Muôn hình muôn vẻ, thế mới là cuộc sống! Nhưng dù xuất phát từ bất cứ động cơ nào, nếu một việc từ thiện mà giúp được người cần giúp, đỡ được người cần đỡ, thì đó là một việc tốt. Nghĩa là chúng ta nên nhìn kết quả mà đánh giá thôi.
Ai làm từ thiện cũng muốn dẫn đến một kết quả có hậu. Nhưng, cuộc sống không bao giờ cam chịu sự nhàm chán như thế! Vào một ngày đẹp trời, có thể chúng ta sẽ góp tiền xây dựng chùa cho một nhà sư đểu đi quyên, sẽ cho tiền một gã hát rong cụt chân vì gã giấu cái cẳng chân lành lặn hẳn hoi trong ống quần khéo quá. Hoặc tệ hơn, chúng ta cho tiền một đứa trẻ ăn xin để cuối ngày nó mang về nộp cho mụ chủ chăn. Rất may là những câu chuyện như vậy không nhiều. Có đúng thế không? Hay là vì chúng ta không biết nhiều về những cái kết kiểu ấy? Cũng như chúng ta không biết được bao nhiêu phần trăm tiền ủng hộ đồng bào bão lụt mà Mặt trận tổ cò nhận từ nhà từ thiện sẽ đến được tay người bị nạn. Chẳng phải từ sau vụ tiền Tết cho người nghèo bị ăn cắp mà mình mới trở nên nghèo lòng tin vào cái tổ chức từ thiện quốc doanh này. Cứ theo suy luận logic thì trong một bộ máy mà ngay cả những việc các bạn ấy phải làm và được trả lương mà các bạn còn kệ thây ra đấy nếu chưa có lót tay thì không nên tin rằng các bạn sẽ làm tốt những việc từ thiện làm-hay-không-tùy-tâm, và không được trả công.
Người Việt có lẽ là một tộc dân giàu lòng thương người. "Lá lành đùm lá rách" có lẽ không phải là một lời đãi bôi, vì mình thấy rất nhiều người quanh mình làm từ thiện rất nhiệt tình. Nhưng cách làm từ thiện của chúng ta có chỗ không ổn. Chúng ta thiếu một tổ chức có phạm vi rộng lớn (giống như Mặt trận tổ cò), hoạt động có hiệu quả và được tin tưởng (không giống như Mặt trận tổ cò). Vì thế, các tổ chức từ thiện đều nhỏ lẻ, phạm vi hẹp, thành viên ít. Phần lớn chúng ta không tham gia một tổ chức từ thiện nào thường xuyên. Chúng ta làm từ thiện một cách ngẫu hứng, không có thông tin đầy đủ về đối tượng ta hướng đến, và không biết kết quả của công việc ta làm. Chúng ta ủng hộ đồng bào bị thiên tai hay thảm họa theo cách cho tiền một người ăn xin ngoài chợ: Chỉ để dỗ cái con lương tâm đang cựa quậy ngủ yên. Gửi đi một ít tiền bạc, xong, chúng ta xoa tay, tự hài lòng với chính mình, tối đến ngủ ngon. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đấy.
Vừa rồi, trên lá cải Dân Trí có một bài rất xúc động về "Bé năm tuổi chăm mẹ bị ung thư" [1]. Độc giả đọc xong gửi tiền nong giúp đỡ rất nhiều, lên đến tỷ đồng [2]. Đây đúng là một minh họa đẹp về lòng nhân ái của người Việt. Tuy nhiên, còn bao nhiêu hoàn cảnh khốn khổ khác không được lên báo thì sao? Có đủ báo chí để đưa tất cả những chuyện tương tự không? Lại nữa, thằng bé mới 5 tuổi, mẹ nó mất rồi thì nó biết làm gì với số tiền ấy?
Làm từ thiện kiểu "cho qua" có khi không những không giúp được người mà còn hại người. Mình có thằng bạn không bao giờ cho tiền những người ăn xin, nó bảo, không cho thì họ còn kiếm cách khác mưu sinh. Xin được thì họ cứ đi ăn xin mãi. Cũng có lý!
Ai đó đã nói: "Đừng cho cá. Hãy cho họ một cái cần câu". Chí lý, nhưng mấy ai làm theo được, bởi cho con cá thì dễ chứ cho cái cần thì không đơn giản. Ai biết người ta cần loại cần nào mà cho?
Trái với lời ông Cụ, mọi người sinh ra đều không bình đẳng. Người cao, người thấp, người béo, người gầy. Người may mắn thì được mạnh khỏe, minh mẫn. Người kém may mắn thì phải mang khuyết tật. Lớn lên thì sở thích của từng người khác nhau, năng lực của mỗi người cũng khác nhau. Nhưng ai cũng cần hai thứ: Sức khỏe và tri thức. Đó là hai cái cần câu mà không ai không cần.
Làm từ thiện nhằm vào hai cái đích ấy thì không thể sai đi đâu được. Vì thế, mình thấy làm như cái Vân Anh bạn mình [3], chị Nguyệt Anh chị họ mình [4] hoặc anh Michael Brosowski bạn mình [5] là chuẩn: Đối tượng rõ ràng, phương tiện cụ thể, kế hoạch thường xuyên, lâu dài, và quan trọng nhất là chỉ cho cần chứ không cho cá.
Mình dùng câu nói của tỷ phú John D. Rockefeller (1839-1937), một trong những nhà từ thiện lớn nhất mọi thời đại, để chốt lại bài này:
“Charity is injurious unless it helps the recipient to become independent of it.”
nghĩa là:
"Sự giúp đỡ từ thiện là có hại, trừ khi nó làm cho người nhận trở nên không cần tới nó nữa".
------------------------------------------------------
Links:
Links:
[3] Những Người Bạn
Bro có cài entry dìa vĩa kl về việc làm từ thiện!Có lẽ bro đã có ý tưởng hay lắm đây! Đúng như bro nói, làm từ thiện phải xuất phát thực chất từ lòng thương người! Em nghĩ còn là chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hay chịu thiệt thòi! Các kiểu làm từ thiện bro liệt ra hết rồi, nhiều cái không phải vì mục đích cao cả là giúp đỡ người nghèo mà chủ yếu muốn khuếch trương hình ảnh của doanh nghiệp hay đại loại thế! Tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy!
ReplyDeleteBèo nếu có thời gian thì ACE sẽ làm như ngày xưa, rất hiệu quả và cảm thấy vui khi góp phần nhỏ làm sáng lên những mảnh đời éo le tăm tối :D, nhất là biết được khi em bé đã được chữa khỏi ung thư, đọc bài báo trên D/Chí. Vui!
Ý tưởng bro cũng hay, nhưng nếu có điều kiện, mình làm theo cách riêng cũng được, phát triển bền vững bro ựa.
Hôm nào anh em mình tản mạn đàm cái bro nhỉ?
Đã post lên mail, nhưng giờ muốn post lại để comment vào bài của Bro.
ReplyDeleteHoàn toàn đống ý với sự phân tích của bro. Ở xã hội Việt Nam bây giờ, nói theo kiểu chợ búa thì đéo tin được cái bọn báo trí đài phát thanh, hay là cán bộ tuyên truyền có thẻ ấy. he he. Em về Hà Tĩnh đợt vừa rồi mới biết là tụi ấy nó thịt hết tiền từ thiện, cho mỗi hộ ở thôn quê em 5 gói mỳ tôm. Đíc đíc đíc.
Sau 3 ngày
Nước vẫn còn ni
ngập trắng cánh đồng
mái nhà xác xơ
trẻ em đắp bờ
cá tung tăng chạy
Người về Hương Phố
Sông trời liền nhau
Bát ngát một màu
Trong đêm lụt lội
Nhà nước đắp đê
Hả hê trên dưới
Béo bụng quan tham
Nước vẫn vô làng
Năm nào cũng vậy
5 gói mỳ tôm
Chia 10 cái mồm
Tính ra 2 chục
Chẳng bằng bát phở
Ôm ấp cave
Một tối hát nhòe
Mất đi 2 lít
Dân vẫn mờ tịt
Chính phủ mần răng?
Mần răng chi rứa.
Nhân tiện, gửi bro cái link 1 tác phẩm viết về từ thiện mà vợ em thích ạ. Em thì chưa đọc nhưng chắc sẽ đọc khi sang bên kia. Trong tác phẩm này, nhân vật từng làm COE trong Microsoft đã quyết định rời công ty và đi làm từ thiện theo kiểu tạo ta cần câu cho thế hệ trẻ. Anh này đã từng đến Việt Nam, trong câu truyện, có 1 đoạn rất xúc động về những gì tác giả trải nghiệm ở Việt Nam.
http://www.leavingmicrosoftbook.com/
Để tải sách, thì vào link sau đây.
http://avaxhome.ws/ebooks/business_job/John24Children.html
Cảm ơn chú Nam gửi tài liệu khai sáng cho anh em. Cái vụ từ thiện này anh đang xi nghĩ thêm, sẽ thông báo cụ thể khi có thông báo cụ thể, nhế.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCập nhật vụ cô giáo Mến: Cô giáo đã ra đi vầu ngày hôm qua, 30/12/09 (http://dantri.com.vn/c20/s20-370540/co-giao-vo-thi-men-qua-doi.htm). Anh chồng cô giáo đã giở về, lý do tại sao giở về cũng không rõ ràng như lý do ra đi. Có thằng thối mồm bảo, ấy là vì ảnh đọc báo thấy có xiền nên về. Còn dững thằng không hề thối mồm thì bảo, báo Dâm chí và tất cả dững người làm từ thiện trong vụ nầy đã được ăn một quả lừa ngoạn mục, hô hô...
ReplyDelete