Chủ nhật vừa rồi đi đá bóng, mình gặp lại Cảnh Hào. Mình gọi nó là thằng em, vì nó ít hơn mình ba tuổi. Mình không thích theo phong trào mà gọi thế giới này là phẳng, nhất là trong trường hợp này. Chỉ khi trái đất tròn thì mình và thằng Hào mới gặp lại nhau ở đây, sau khi mỗi thằng đã chạy một vòng khá dài dưới sự dẫn dắt rất bâng quơ của số phận. Năm 96, mình sang Úc. Mấy năm sau, nó cũng sang Úc, nhưng ở bang khác. Mình học xong về nước mấy năm, rồi sang Nhật, lại gặp nó ở đây. Nó sang Nhật đã sáu năm, làm một lèo xong PhD, nhưng từ trước tời giờ nó ở thành phố khác, gần đây mới chuyển về Kyoto.
Lần trước mình gặp nó, nó còn là một thằng cu, và mình cũng là một thằng cu to hơn nó một tý. Năm ấy, mình đang học lớp 11. Hào là con thầy giáo cũ của mình, thầy Nguyễn Cảnh Củng.
Thầy Củng quê Đô Lương. Dòng họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lương nổi tiếng vì đã sản sinh ra nhiều nhà giáo có tên tuổi như giáo sư toán học Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư sử học Nguyễn Cảnh Huệ, v.v. Thầy Củng dạy bọn mình môn Vật lý. Lớp chuyên toán của bọn mình năm ấy có Trương Bá Tú đoạt giải ba toán quốc tế. Ba năm sau, đến lượt Hào đoạt giải nhì toán quốc tế. Đời mình có may mắn được gặp nhiều nhân tài, như Tú với Hào, và học được từ họ ít nhiều. Nhưng bài này sẽ không đi sâu vào chuyện ấy. Gặp lại Hào làm mình nhớ đến thầy Củng, và các thầy khác của mình hồi cấp ba. Bài này được dành để viết về những người thầy yêu quý ấy.
Kỷ niệm với thầy Củng thì mình có nhiều. Có một lần, thầy đang giảng, hình như về điện-từ, mình ngồi nghe lơ mơ, nghĩ ra mấy câu thơ, bèn tương luôn vào trang đầu cuốn sách giáo khoa. Đang hý húi tô đậm mấy dòng chữ cho thật oách, mình không biết thầy đã xuống bên cạnh. Thầy bảo, đưa sách thầy xem. Thầy cầm sách lên rồi đọc oang oang:
“Máu ta chảy như một dòng điện tử
Điện tích dương nối tiếp điện tích dương
Tim ngừng đập, và máu ta ngừng chảy
Khi bên ta
Xuất hiện
Một từ trường.”
Đọc xong, thầy nhìn mình, không có vẻ gì là đang bực cả. Thầy hỏi, Huy tự làm à? Mình bảo vâng. Thầy cười, chẳng nói gì, trả lại sách cho mình rồi đi lên. Sau này mình nghĩ, thầy không bực vì mấy câu thơ của mình tuy linh tinh nhưng vẫn đúng bản chất vật lý, nghĩa là vẫn thuộc bài, tốt, hehe..
Trong cuộc đời, có thể ta gặp nhiều người cho ta những lời vàng ngọc, nhưng ta thường ghi nhận chúng ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là tư cách của người đưa ra lời ấy. Vì thế, lời nói của những người thầy mà ta quý trọng luôn luôn giữ những giá trị to lớn.
Thầy Củng cao dong dỏng, đẹp trai và gần gũi với học sinh. Thầy rất hài hước, ở trên lớp cũng hay bông đùa (lớp mình không có con gái, đàn ông với nhau bông đùa cũng dễ, hehe). Có một lần, thầy lên lớp với tâm trạng vui vẻ hơn thường lệ. Ngày hôm ấy chắc chắn rất đẹp trời, thầy mình bước vào lớp với một nụ cười mim mỉm trên môi. Thầy đặt cặp da lên bàn rồi đứng, hai tay đút túi quần, nhìn cả lớp khắp một lượt. Thầy nói, trong lớp này nhiều anh đẹp trai. Nhìn thoáng qua thì đẹp trai nhất là anh Quốc Huy. Nhưng nhìn kỹ thì chẳng có nét gì đẹp, hehe...
Chắc chắn sau đó thầy đã quên ngay câu nói đùa ấy, nhưng mình thì đã kịp chộp lấy và khắc sâu nó vào lòng. Chắc chắn thầy không biết được rằng, câu nói của thầy đã theo mình suốt một thời gian dài, là nguồn động viên to lớn và không bao giờ vơi cạn đối với mình trên những bước đường tán gái, mà thành tích lớn nhất sau này là lấy được vợ, hehe...
Nếu hồi ấy trường mình tổ chức thi sắc đẹp cho giáo viên thì thầy Củng chắc chắn giành được quả Nam khôi. Ngôi vị Xấu trai nhất chắc chắn thuộc về thầy Thuyết dạy Sinh vật.
Thầy Thuyết người bé loắt choắt, đầu hói, tướng lật đật, vất vả. Đối với những học sinh sẽ thi khối A như bọn mình thì môn Sinh của thầy không được yêu quý là điều dễ hiểu. Thầy cũng biết thế, nên không ép bọn mình học môn của thầy. Có lần thầy gọi mình lên bảng kiểm tra bài cũ. Thầy bảo, thôi bây giờ thầy không hỏi bài trong sách nhé. Em cho thầy vài ví dụ chứng minh quá trình tiến hóa từ vượn lên người. Cái này thì trúng tủ của mình, hehe. Mình ba hoa một dây về xương sống chữ S, ngón tay cái chõe chữ V, v.v. Xong, 9 điểm, về chỗ, hehe..
Lần khác, cũng kiểm tra bài cũ. Thầy ra một bài về di truyền, đại loại tính xác suất của một con F3 mang gien X, Y gì đấy, nếu F1 có điều kiện thế này, thế này. Thầy biết thừa là chẳng thằng nào làm được, vì có thằng nào chịu học đâu. Thầy bảo, cho 2 phút đọc đáp án ở trang xxx rồi lên bảng viết lại lời giải. Thế là thành ra một quả thử thách trí nhớ chứ không phải kiểm tra kiến thức môn Sinh. Hết 2 phút, cả lớp tranh nhau giơ tay xung phong lên bảng. Hôm ấy mình lại gặp may, được thầy chỉ định. Mình kiếm được con 10 trong vụ này chỉ nhờ thuộc lòng được ngót một trang sách in, cả chỗ lên xuống dòng, cả chấm phẩy, chứ thực ra không hiểu tý gì hết, hehe..
Kể ra cho điểm như thế là dễ dãi sai nguyên tắc, là phá rào rồi còn gì? Những trò phá rào như thế của các thầy còn nhiều. Bọn mình rất thích những trò ấy, mặc dù hồi ấy không phân tích cặn kẽ tại sao? Sau này nghĩ lại mới hiểu các thầy làm như thế để tránh dồn học sinh vào lối học nhồi nhét, nô lệ sách vở. Thật, nếu bắt chúng nó học tất, nhớ tất thì làm sao mà nẩy ra được mấy thằng như thằng Tú, thằng Hào?
Phá rào thường xuyên nhất, triệt để nhất là thầy Kiêm dạy Sử. Thầy lớn tuổi nhất trường, hồi dạy mình thầy đã gần sáu mươi. Thầy thông thạo tiếng Pháp, đọc được tiếng Anh và tiếng Hoa. Lúc nào thầy cũng lên lớp tay không, thầy hỏi bọn mình, hôm trước học đến chỗ nào rồi các em? Sau đấy cứ thế giảng tiếp, thao thao bất tuyệt đến hết giờ thì dừng. Thầy giảng về cách mạng tư sản Pháp như thể chuyện riêng của thầy hồi còn trẻ, về Voltaire, Rousseau như thể bạn của thầy! Giờ học của thầy, trừ tiếng thầy giảng, còn thì im đến mức không có cả tiếng vo ve của ruồi, có lẽ vì ruồi cũng đang mải há mồm nghe.
Thầy Kiêm hiền như Phật, chẳng bao giờ nghe thầy nói to với ai. Thầy là một đại biểu của lớp trí thức mang nhiều dấu ấn Nho giáo, những người luôn chọn cho mình một lối sống giản dị và khiêm nhường, từ tốn và kiên nhẫn. Có nhiều chuyện về thầy nghe cứ như giai thoại. Chẳng hạn, hồi chiến tranh, nhà trường sơ tán vào trong núi, thầy phải đi bộ mười hai cây số xuống thị trấn để cắt tóc. Sáng đi mang theo một cuốn sách tiếng Pháp, vừa đi vừa đọc, chiều quay về là đọc xong. Bó tay!
Thầy Kiêm hiền thế mà có lần làm mình xanh mặt. Lần ấy, thầy đang giảng về thời kỳ quá độ XHCN. Thầy rẽ ngang, hỏi, quá độ nghĩa là gì hở các em? Đen cho mình, trước hôm đấy có đọc trên báo một bài nói về bác Hồ, trong đó bác giải thích cho bà con nông dân (ít học) rằng “quá độ có nghĩa là qua đò”. Bác chúng ta nổi tiếng là hay có kiểu giải thích nôm na, dễ hiểu (mà vẫn chuẩn) như thế. Thế là mình loi choi giơ tay, thưa thầy, quá độ nghĩa là qua đò ạ. Thầy nghe xong liền đổi sắc mặt, bảo láo, ra khỏi lớp! Mình sợ vãi, nhưng vẫn cố thanh minh thanh nga, bảo hôm qua em vừa đọc báo, để mai em mang báo đến cho thầy xem. Vụ này về sau nghĩ lại thấy hơi thất vọng về thầy, vì quả là mình nói đúng, trong tiếng Hán “quá” là “qua”, “độ” là “bến”, “quá độ là qua đò” thì có gì là sai? Tuy nhiên, có lẽ vì lúc ấy thầy đang muốn hỏi về định nghĩa của “giai đoạn quá độ” chứ không hỏi về ngữ nguyên, cộng với cái vẻ láu táu dễ ghét của mình, nên thầy đã nổi nóng (một cách vô lý) với mình như thế. Dẫu sao thì thầy vẫn chỉ là một người bình thường, vẫn có thể sai lầm như ai, hehe..
Còn một khả năng nữa là thầy đã quát mình vì câu trả lời của mình nghe cứ như xuyên tạc. Ở VN, nhiều ngôn từ chính trị khi đi vào đời sống bị dân gian xuyên tạc đi, ví dụ như “đấu tranh là đánh trâu”. Vì thế, thầy bị giật mình. Gì chứ xuyên tạc đường lối chính sách nhà nước là tội to, phải đuổi học! Thế nhưng, trước đó có lần thầy đã khiến chúng tôi choáng và nghĩ rằng chính thầy đã nói xuyên tạc. Mình còn nhớ như in, hôm ấy thầy mở đầu bài giảng bằng câu hỏi, nhà nước là gì hở các em? Em nào có thể định nghĩa cho thầy, nhà nước là gì? Trình độ học sinh lớp 10 bọn mình hồi ấy (ngày nay chắc có khá hơn?) làm sao mà trả lời câu hỏi ấy cho chuẩn được! Cuối cùng, thầy chốt hạ, các em mở vở ghi đi, "Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp thống trị".
Đừng nói cách đây 20 năm, ngay bây giờ mà dạy học sinh như thế cũng dễ tèo! Thế là thầy xuyên tạc rồi còn gì? Tất nhiên, câu ấy không phải của thầy, thầy chỉ trích dẫn người khác, và là một định nghĩa chuẩn mực, nhưng bọn học sinh chúng tôi thú thực là từ đó về sau luôn nhìn thầy với đôi mắt cảnh giác, không hiểu thầy có phải là một người bất mãn xã hội, hay phản động, v.v. như báo chí thường nói hay không? Hehe..
Nhớ về các thầy, ấn tượng chung là các thầy rất nghèo. Thầy Củng ở ngoại thành, những dịp 20/11 bọn mình đạp xe khướt mới đến được nhà. Thầy Thuyết ở cái nhà tập thể bé tý trong trường. Thầy Kiêm ở khu nhà tầng, trong nhà chẳng có đồ đạc gì. Nói công bằng thì thời ấy cả xã hội đều nghèo, nhưng sự nghèo của thầy cô trong mắt học sinh có cái gì đó bất công, kiểu như, thầy mình giỏi thế mà sao xã hội lại để cho nghèo thế?
Trong các thầy của mình hồi ấy, giàu nhất có lẽ là thầy Đắc. Thầy có quả xe máy Simson. Các thầy khác đều đi xe đạp. Cũng vì con Simson này mà có lần, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời học sinh của mình, mình bị đuổi học. Hồi đấy là lớp 9, thầy Đắc dạy lớp Toán bồi dưỡng buổi chiều. Ra chơi, bọn mình xúm xít quanh con xe của thầy xem xem, ngó ngó, tất nhiên là không đứa nào dám đụng vào xe của thầy. Thế rồi nổ ra cuộc tranh cãi về cách đi xe Simson. Xe Simson khác xe Cub (được biết đến nhiều hơn) ở chỗ nó là xe tay côn, lúc nổ máy phải bóp côn. Mình lau chau, tuy không biết nhiều về xe nhưng cũng cãi rất máu. Có mấy thằng cứ cãi ngang, mình bảo, để tao nổ cho chúng mày xem. Chúng nó bảo không có chìa khóa làm sao nổ? Mình bảo, nổ ví dụ thôi. Nói là làm, mình bóp côn, đạp cần khởi động. Chẳng hiểu xe của thầy kiểu gì mà không cần mở khóa nó cũng nổ!!! Đúng lúc ấy, từ đằng xa, thầy Đắc bước ra khỏi phòng giám hiệu.
Nửa buổi học sau đó tất nhiên là chỉ dành cho việc điều tra xem thằng nào phá xe thầy. Vào cái thời mà cả xã hội đi xe đạp thì xe máy được quý như thế nào, ai cũng biết rồi! Thế mà có thằng dám phá xe thầy! Lúc đầu chẳng thằng nào nhận (vì biết rõ hậu quả). Sau cùng, thầy bảo, nếu không ai nhận thì tôi sẽ không bao giờ dạy lớp này nữa. Thầy chơi đòn này thì có chạy đằng giời! Hiệu quả thấy rõ! Ngay lập tức, vài con mắt bắt đầu quay sang mình. Biết chạy không thoát, mình đứng dậy nhận bản án đuổi học.
Mình nghỉ ở nhà một ngày viết bản tự kiểm điểm. Đến chiều, mình gọi thằng Nam Long, lớp trưởng lúc bấy giờ, nhờ nó đi cùng mình đến nhà thầy để nộp. Hai thằng đến trước nhà thầy, vừa lúc một cái xe tải lùi đít vào, đổ xuống một đống đá hộc. Hóa ra thầy đang chuẩn bị xây nhà, cái nhà đang ở chỉ là nhà tạm, đá hộc sẽ được dùng để xây móng cho nhà mới. Hai thằng chẳng nói gì, giắt cái bản tự kiểm điểm vào hàng rào tre rồi xông vào bê đá. Thầy thấy hai thằng hùng hục bê đá cũng không nói gì. Đến chập tối thì giải quyết xong đống đá, thầy vào nhà. Hai thằng đi theo. Mình trình bày dài dòng, đại khái "em tưởng không có chìa thì xe không nổ", vẻ mặt thiểu não, hối hận vô cùng. Cái mặt ấy, cộng với cái bộ dạng lem nhem luốc nhuốc vì vụ bê đá vừa xong, nếu không làm thầy mềm lòng thì mới là lạ! Chiến dịch kết thúc tốt đẹp và nhanh chóng, trước khi thông tin đến tai ông bà già mình, có thể nói là một kỳ tích, hehe..
Gần hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Thầy Đắc đã mất vì bệnh ung thư. Cựu lớp trưởng Nam Long cũng đã mất sau một tai nạn. Cuộc sống đã thay đổi quá nhiều cho dù ta không nhận ra. Có nhiều thứ đã mất đi. Cuộc sống không có gì chắc chắn như ta từng nghĩ, và mỗi cuộc đời không có nhiều điều để lại. Vậy mà, hình như ta vẫn đi qua năm tháng một cách quá vô tình? Nếu không gặp Hào lần này, chắc mình đã không viết ra cái entry này, như một lời tri ân đáng ra đã phải được nói nhiều lần rồi, và sẽ cần phải nói nhiều lần nữa, gửi đến những người đã mang đến cho mình ánh sáng của tri thức, và không kém phần quan trọng, những kinh nghiệm sống, những lời nói đã, đang và sẽ giúp mình vững bước trên đường đời.
Họ là những người Thầy.
Lần trước mình gặp nó, nó còn là một thằng cu, và mình cũng là một thằng cu to hơn nó một tý. Năm ấy, mình đang học lớp 11. Hào là con thầy giáo cũ của mình, thầy Nguyễn Cảnh Củng.
Thầy Củng quê Đô Lương. Dòng họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lương nổi tiếng vì đã sản sinh ra nhiều nhà giáo có tên tuổi như giáo sư toán học Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư sử học Nguyễn Cảnh Huệ, v.v. Thầy Củng dạy bọn mình môn Vật lý. Lớp chuyên toán của bọn mình năm ấy có Trương Bá Tú đoạt giải ba toán quốc tế. Ba năm sau, đến lượt Hào đoạt giải nhì toán quốc tế. Đời mình có may mắn được gặp nhiều nhân tài, như Tú với Hào, và học được từ họ ít nhiều. Nhưng bài này sẽ không đi sâu vào chuyện ấy. Gặp lại Hào làm mình nhớ đến thầy Củng, và các thầy khác của mình hồi cấp ba. Bài này được dành để viết về những người thầy yêu quý ấy.
Kỷ niệm với thầy Củng thì mình có nhiều. Có một lần, thầy đang giảng, hình như về điện-từ, mình ngồi nghe lơ mơ, nghĩ ra mấy câu thơ, bèn tương luôn vào trang đầu cuốn sách giáo khoa. Đang hý húi tô đậm mấy dòng chữ cho thật oách, mình không biết thầy đã xuống bên cạnh. Thầy bảo, đưa sách thầy xem. Thầy cầm sách lên rồi đọc oang oang:
“Máu ta chảy như một dòng điện tử
Điện tích dương nối tiếp điện tích dương
Tim ngừng đập, và máu ta ngừng chảy
Khi bên ta
Xuất hiện
Một từ trường.”
Đọc xong, thầy nhìn mình, không có vẻ gì là đang bực cả. Thầy hỏi, Huy tự làm à? Mình bảo vâng. Thầy cười, chẳng nói gì, trả lại sách cho mình rồi đi lên. Sau này mình nghĩ, thầy không bực vì mấy câu thơ của mình tuy linh tinh nhưng vẫn đúng bản chất vật lý, nghĩa là vẫn thuộc bài, tốt, hehe..
Trong cuộc đời, có thể ta gặp nhiều người cho ta những lời vàng ngọc, nhưng ta thường ghi nhận chúng ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là tư cách của người đưa ra lời ấy. Vì thế, lời nói của những người thầy mà ta quý trọng luôn luôn giữ những giá trị to lớn.
Thầy Củng cao dong dỏng, đẹp trai và gần gũi với học sinh. Thầy rất hài hước, ở trên lớp cũng hay bông đùa (lớp mình không có con gái, đàn ông với nhau bông đùa cũng dễ, hehe). Có một lần, thầy lên lớp với tâm trạng vui vẻ hơn thường lệ. Ngày hôm ấy chắc chắn rất đẹp trời, thầy mình bước vào lớp với một nụ cười mim mỉm trên môi. Thầy đặt cặp da lên bàn rồi đứng, hai tay đút túi quần, nhìn cả lớp khắp một lượt. Thầy nói, trong lớp này nhiều anh đẹp trai. Nhìn thoáng qua thì đẹp trai nhất là anh Quốc Huy. Nhưng nhìn kỹ thì chẳng có nét gì đẹp, hehe...
Chắc chắn sau đó thầy đã quên ngay câu nói đùa ấy, nhưng mình thì đã kịp chộp lấy và khắc sâu nó vào lòng. Chắc chắn thầy không biết được rằng, câu nói của thầy đã theo mình suốt một thời gian dài, là nguồn động viên to lớn và không bao giờ vơi cạn đối với mình trên những bước đường tán gái, mà thành tích lớn nhất sau này là lấy được vợ, hehe...
Nếu hồi ấy trường mình tổ chức thi sắc đẹp cho giáo viên thì thầy Củng chắc chắn giành được quả Nam khôi. Ngôi vị Xấu trai nhất chắc chắn thuộc về thầy Thuyết dạy Sinh vật.
Thầy Thuyết người bé loắt choắt, đầu hói, tướng lật đật, vất vả. Đối với những học sinh sẽ thi khối A như bọn mình thì môn Sinh của thầy không được yêu quý là điều dễ hiểu. Thầy cũng biết thế, nên không ép bọn mình học môn của thầy. Có lần thầy gọi mình lên bảng kiểm tra bài cũ. Thầy bảo, thôi bây giờ thầy không hỏi bài trong sách nhé. Em cho thầy vài ví dụ chứng minh quá trình tiến hóa từ vượn lên người. Cái này thì trúng tủ của mình, hehe. Mình ba hoa một dây về xương sống chữ S, ngón tay cái chõe chữ V, v.v. Xong, 9 điểm, về chỗ, hehe..
Lần khác, cũng kiểm tra bài cũ. Thầy ra một bài về di truyền, đại loại tính xác suất của một con F3 mang gien X, Y gì đấy, nếu F1 có điều kiện thế này, thế này. Thầy biết thừa là chẳng thằng nào làm được, vì có thằng nào chịu học đâu. Thầy bảo, cho 2 phút đọc đáp án ở trang xxx rồi lên bảng viết lại lời giải. Thế là thành ra một quả thử thách trí nhớ chứ không phải kiểm tra kiến thức môn Sinh. Hết 2 phút, cả lớp tranh nhau giơ tay xung phong lên bảng. Hôm ấy mình lại gặp may, được thầy chỉ định. Mình kiếm được con 10 trong vụ này chỉ nhờ thuộc lòng được ngót một trang sách in, cả chỗ lên xuống dòng, cả chấm phẩy, chứ thực ra không hiểu tý gì hết, hehe..
Kể ra cho điểm như thế là dễ dãi sai nguyên tắc, là phá rào rồi còn gì? Những trò phá rào như thế của các thầy còn nhiều. Bọn mình rất thích những trò ấy, mặc dù hồi ấy không phân tích cặn kẽ tại sao? Sau này nghĩ lại mới hiểu các thầy làm như thế để tránh dồn học sinh vào lối học nhồi nhét, nô lệ sách vở. Thật, nếu bắt chúng nó học tất, nhớ tất thì làm sao mà nẩy ra được mấy thằng như thằng Tú, thằng Hào?
Phá rào thường xuyên nhất, triệt để nhất là thầy Kiêm dạy Sử. Thầy lớn tuổi nhất trường, hồi dạy mình thầy đã gần sáu mươi. Thầy thông thạo tiếng Pháp, đọc được tiếng Anh và tiếng Hoa. Lúc nào thầy cũng lên lớp tay không, thầy hỏi bọn mình, hôm trước học đến chỗ nào rồi các em? Sau đấy cứ thế giảng tiếp, thao thao bất tuyệt đến hết giờ thì dừng. Thầy giảng về cách mạng tư sản Pháp như thể chuyện riêng của thầy hồi còn trẻ, về Voltaire, Rousseau như thể bạn của thầy! Giờ học của thầy, trừ tiếng thầy giảng, còn thì im đến mức không có cả tiếng vo ve của ruồi, có lẽ vì ruồi cũng đang mải há mồm nghe.
Thầy Kiêm hiền như Phật, chẳng bao giờ nghe thầy nói to với ai. Thầy là một đại biểu của lớp trí thức mang nhiều dấu ấn Nho giáo, những người luôn chọn cho mình một lối sống giản dị và khiêm nhường, từ tốn và kiên nhẫn. Có nhiều chuyện về thầy nghe cứ như giai thoại. Chẳng hạn, hồi chiến tranh, nhà trường sơ tán vào trong núi, thầy phải đi bộ mười hai cây số xuống thị trấn để cắt tóc. Sáng đi mang theo một cuốn sách tiếng Pháp, vừa đi vừa đọc, chiều quay về là đọc xong. Bó tay!
Thầy Kiêm hiền thế mà có lần làm mình xanh mặt. Lần ấy, thầy đang giảng về thời kỳ quá độ XHCN. Thầy rẽ ngang, hỏi, quá độ nghĩa là gì hở các em? Đen cho mình, trước hôm đấy có đọc trên báo một bài nói về bác Hồ, trong đó bác giải thích cho bà con nông dân (ít học) rằng “quá độ có nghĩa là qua đò”. Bác chúng ta nổi tiếng là hay có kiểu giải thích nôm na, dễ hiểu (mà vẫn chuẩn) như thế. Thế là mình loi choi giơ tay, thưa thầy, quá độ nghĩa là qua đò ạ. Thầy nghe xong liền đổi sắc mặt, bảo láo, ra khỏi lớp! Mình sợ vãi, nhưng vẫn cố thanh minh thanh nga, bảo hôm qua em vừa đọc báo, để mai em mang báo đến cho thầy xem. Vụ này về sau nghĩ lại thấy hơi thất vọng về thầy, vì quả là mình nói đúng, trong tiếng Hán “quá” là “qua”, “độ” là “bến”, “quá độ là qua đò” thì có gì là sai? Tuy nhiên, có lẽ vì lúc ấy thầy đang muốn hỏi về định nghĩa của “giai đoạn quá độ” chứ không hỏi về ngữ nguyên, cộng với cái vẻ láu táu dễ ghét của mình, nên thầy đã nổi nóng (một cách vô lý) với mình như thế. Dẫu sao thì thầy vẫn chỉ là một người bình thường, vẫn có thể sai lầm như ai, hehe..
Còn một khả năng nữa là thầy đã quát mình vì câu trả lời của mình nghe cứ như xuyên tạc. Ở VN, nhiều ngôn từ chính trị khi đi vào đời sống bị dân gian xuyên tạc đi, ví dụ như “đấu tranh là đánh trâu”. Vì thế, thầy bị giật mình. Gì chứ xuyên tạc đường lối chính sách nhà nước là tội to, phải đuổi học! Thế nhưng, trước đó có lần thầy đã khiến chúng tôi choáng và nghĩ rằng chính thầy đã nói xuyên tạc. Mình còn nhớ như in, hôm ấy thầy mở đầu bài giảng bằng câu hỏi, nhà nước là gì hở các em? Em nào có thể định nghĩa cho thầy, nhà nước là gì? Trình độ học sinh lớp 10 bọn mình hồi ấy (ngày nay chắc có khá hơn?) làm sao mà trả lời câu hỏi ấy cho chuẩn được! Cuối cùng, thầy chốt hạ, các em mở vở ghi đi, "Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp thống trị".
Đừng nói cách đây 20 năm, ngay bây giờ mà dạy học sinh như thế cũng dễ tèo! Thế là thầy xuyên tạc rồi còn gì? Tất nhiên, câu ấy không phải của thầy, thầy chỉ trích dẫn người khác, và là một định nghĩa chuẩn mực, nhưng bọn học sinh chúng tôi thú thực là từ đó về sau luôn nhìn thầy với đôi mắt cảnh giác, không hiểu thầy có phải là một người bất mãn xã hội, hay phản động, v.v. như báo chí thường nói hay không? Hehe..
Nhớ về các thầy, ấn tượng chung là các thầy rất nghèo. Thầy Củng ở ngoại thành, những dịp 20/11 bọn mình đạp xe khướt mới đến được nhà. Thầy Thuyết ở cái nhà tập thể bé tý trong trường. Thầy Kiêm ở khu nhà tầng, trong nhà chẳng có đồ đạc gì. Nói công bằng thì thời ấy cả xã hội đều nghèo, nhưng sự nghèo của thầy cô trong mắt học sinh có cái gì đó bất công, kiểu như, thầy mình giỏi thế mà sao xã hội lại để cho nghèo thế?
Trong các thầy của mình hồi ấy, giàu nhất có lẽ là thầy Đắc. Thầy có quả xe máy Simson. Các thầy khác đều đi xe đạp. Cũng vì con Simson này mà có lần, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời học sinh của mình, mình bị đuổi học. Hồi đấy là lớp 9, thầy Đắc dạy lớp Toán bồi dưỡng buổi chiều. Ra chơi, bọn mình xúm xít quanh con xe của thầy xem xem, ngó ngó, tất nhiên là không đứa nào dám đụng vào xe của thầy. Thế rồi nổ ra cuộc tranh cãi về cách đi xe Simson. Xe Simson khác xe Cub (được biết đến nhiều hơn) ở chỗ nó là xe tay côn, lúc nổ máy phải bóp côn. Mình lau chau, tuy không biết nhiều về xe nhưng cũng cãi rất máu. Có mấy thằng cứ cãi ngang, mình bảo, để tao nổ cho chúng mày xem. Chúng nó bảo không có chìa khóa làm sao nổ? Mình bảo, nổ ví dụ thôi. Nói là làm, mình bóp côn, đạp cần khởi động. Chẳng hiểu xe của thầy kiểu gì mà không cần mở khóa nó cũng nổ!!! Đúng lúc ấy, từ đằng xa, thầy Đắc bước ra khỏi phòng giám hiệu.
Nửa buổi học sau đó tất nhiên là chỉ dành cho việc điều tra xem thằng nào phá xe thầy. Vào cái thời mà cả xã hội đi xe đạp thì xe máy được quý như thế nào, ai cũng biết rồi! Thế mà có thằng dám phá xe thầy! Lúc đầu chẳng thằng nào nhận (vì biết rõ hậu quả). Sau cùng, thầy bảo, nếu không ai nhận thì tôi sẽ không bao giờ dạy lớp này nữa. Thầy chơi đòn này thì có chạy đằng giời! Hiệu quả thấy rõ! Ngay lập tức, vài con mắt bắt đầu quay sang mình. Biết chạy không thoát, mình đứng dậy nhận bản án đuổi học.
Mình nghỉ ở nhà một ngày viết bản tự kiểm điểm. Đến chiều, mình gọi thằng Nam Long, lớp trưởng lúc bấy giờ, nhờ nó đi cùng mình đến nhà thầy để nộp. Hai thằng đến trước nhà thầy, vừa lúc một cái xe tải lùi đít vào, đổ xuống một đống đá hộc. Hóa ra thầy đang chuẩn bị xây nhà, cái nhà đang ở chỉ là nhà tạm, đá hộc sẽ được dùng để xây móng cho nhà mới. Hai thằng chẳng nói gì, giắt cái bản tự kiểm điểm vào hàng rào tre rồi xông vào bê đá. Thầy thấy hai thằng hùng hục bê đá cũng không nói gì. Đến chập tối thì giải quyết xong đống đá, thầy vào nhà. Hai thằng đi theo. Mình trình bày dài dòng, đại khái "em tưởng không có chìa thì xe không nổ", vẻ mặt thiểu não, hối hận vô cùng. Cái mặt ấy, cộng với cái bộ dạng lem nhem luốc nhuốc vì vụ bê đá vừa xong, nếu không làm thầy mềm lòng thì mới là lạ! Chiến dịch kết thúc tốt đẹp và nhanh chóng, trước khi thông tin đến tai ông bà già mình, có thể nói là một kỳ tích, hehe..
Gần hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Thầy Đắc đã mất vì bệnh ung thư. Cựu lớp trưởng Nam Long cũng đã mất sau một tai nạn. Cuộc sống đã thay đổi quá nhiều cho dù ta không nhận ra. Có nhiều thứ đã mất đi. Cuộc sống không có gì chắc chắn như ta từng nghĩ, và mỗi cuộc đời không có nhiều điều để lại. Vậy mà, hình như ta vẫn đi qua năm tháng một cách quá vô tình? Nếu không gặp Hào lần này, chắc mình đã không viết ra cái entry này, như một lời tri ân đáng ra đã phải được nói nhiều lần rồi, và sẽ cần phải nói nhiều lần nữa, gửi đến những người đã mang đến cho mình ánh sáng của tri thức, và không kém phần quan trọng, những kinh nghiệm sống, những lời nói đã, đang và sẽ giúp mình vững bước trên đường đời.
Họ là những người Thầy.
Em cũng đoán được sự tri ân với người Thầy của Đại ca qua cuộc bia rượu tuần qua. Thật là 1 dịp vui vẻ và đáng nhớ. Thằng em của Đại ca đúng là dân học toán nên tư duy đá bóng không khác gì lập trình, hay vãi. Em hôm đó trên sân, đúc ra một câu kết luận thế này:
ReplyDelete"Điểm hội tụ của những thằng học toán là phải biết dê."
Đại huynh làm thơ từ tấm bé ^_^. Làm thế thì con gái cấp 3 ở trường chắc chết hết. Thảo nào Thầy giảo bảo đẹp trai nhất lớp cũng đúng thôi. Đúng là vừa "Đẹp" mà lại vừa "Chai". He he. Tuy nhiên, việc giải một phương trình phi tuyến tính của Huynh cần phải có những điều kiện tối ưu. Và điều kiện tối ưu đó chính là Vợ và con roài, sướng nhỉ?
Hồi học cấp 3, nhà ở quê nên tụi em phải đi học xa. Ngày nào cũng đạp xe qua 1 bãi tha ma và 2 cánh đồng. Có một hôm trời bão to, học sinh nghỉ hết, em tiếc tiền học nên liều đến lớp. Cả lớp chỉ vỏn vẹn 2-3 đứa. Thầy giáo dạy Hóa lúc đó có nói 1 câu mà sau này thành khẩu hiệu cho việc học tập của em, đó là:
"Đi nhanh nhanh đến
Đi lâu lâu đến
Có đi có đến".
Chẳng biết Thầy lấy câu này ra ở sách nào nhưng mà ý nghĩa của nó trong hoàn cảnh mưa bão cũng thôi thúc quyết tâm học của học sinh. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, cũng phải "Đi" chứ không vì thế mà "Dừng". Thế là từ đó trở đi, chẳng bao giờ em vắng mặt trong lớp của Thầy cả.
Bravo đại huynh!
ReplyDeleteEm cũng thấy cái thời học sinh cấp 3 là có nhiều tình cảm và kỷ niệm đáng nhớ! Nhất là tình thầy trò!
Đọc entry của đại huynh làm em cũng nhớ lại các thày giáo của mình hồi đó! Em còn nhớ ông thày dạy môn địa lý, hồi đó cũng chẳng chịu học hành sách vở gì của thày, toàn đọc linh tinh ở ngoài. Ông thày này có một kiểu kiểm tra bài rất hay! Không hỏi bài cũ mà chỉ hỏi bất chợt trong khi đang giảng bài! Thằng nào trả lời được cho ngay con 10! Đúng bài của mình nên hồi đó em được 10 liên tục, sau đó được cho vào đội tuyển Địa lý tự nhiên thi "Bảy sắc cầu vồng" - Vui vãi!
Thày giáo của đại ca Namazu có khẩu hiệu rất hay, giống với ông thày dạy môn giáo dục thể chất. Có hôm trời hơi mưa, học sinh hỏi thày có phải học không, thày nói:
"Mưa to là mưa nhỏ
Mưa nhỏ là không mưa"
Thế nên cứ đi học thôi!
Nhưng lũ học trò tinh quái! Đúng hôm thày quên cái phéc thì bọn nó cứ bảo thày hướng dẫn đi hướng dẫn lại cái động tác đứng lên ngồi xuống! Botay!
Về cậu em của đại ca! Đúng là trái đất tròn! Trong cuộc hội ngộ này chắc em là người đắc lợi nhất! Tuyến giữa của KyotoFC coi như đã an bài! He he!
Một sát thủ tương lai của KyotoFC đã dần hiện nguyên hình! He he!