“Viết một cái gì về
Đó cũng là ý định của tôi bấy lâu nay. Phải viết một cái gì đó về
“Cậu có vẻ thích bao biện nhỉ” có lần Kaz, tên gọi tắt của Kazuhito, nói với tôi, vẻ khó chịu ra mặt. “Một khi đã máu thì có ngồi trên bom câu cũng viết như một thằng điên ấy chứ. Và cậu nên như thế”.
Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là tháng ba năm ngoái, cách đây đúng một năm, vài hôm trước khi Kaz đi Úc. Chúng tôi đã đi ăn tối và đi bar với mấy đứa bạn của nó, chúng nó đều là người Nhật, chỉ có tôi là người nước ngoài. Tôi nói chuyện với chúng bằng tiếng Anh, nhiều lúc chúng có vẻ không hiểu tôi. Với Kaz thì mọi chuyện đơn giản hơn. Nó nói tiếng Anh thành thạo, thậm chí một thứ tiếng Anh rất hay, kết quả của bốn năm Đại học chuyên ngành văn học Anh. Luận văn tốt nghiệp của nó về Somerset Maugham được viết từ cuối năm thứ hai, và khi nộp vẫn có vài chỗ được sửa bằng tay.
Thường thì chúng tôi chỉ nói chuyện văn chương vào những lúc ngồi trong một quán cà phê hơi khuất một chút để đủ yên tĩnh. Đi bar không phải là sở thích của cả hai đứa, ở đấy quá ồn ĩ, rủ nhau đi toilet cũng còn phải hét lên hai ba lần mới xong, huống hồ những chuyện khác. Ý tưởng vào bar hẳn là của một đứa khác trong nhóm bạn của nó.
Quán bar hôm ấy nằm dưới tầng hầm tòa nhà 8 tầng bên cạnh con mương chạy dọc phố Mokuya. Cả tám tầng nhà được dành cho các quán ẩm thực đủ thể loại, từ Âu sang Á. Tôi ăn ở đấy mấy lần, và lần nào chúng tôi cũng phải giải quyết một số bất đồng lặt vặt khi lựa chọn quốc tịch cho bữa ăn. Nhồi nhét nhau vào cái thang máy (không thấy cầu thang bộ) bấm tầng 4 để ăn món salad Thái, tầng 5 nếu muốn thử món cà ri đỏ của Ấn Độ. Trên tầng 7 có một nhà hàng Iran cho hút miễn phí một thứ bột vàng vàng, đốt lên có mùi giống băng phiến, rất ít khói nên khách phải rít thật lực bằng cái tẩu trúc dài tới cả thước. Ra khỏi thang máy, đi theo những hành lang hẹp và quanh co để yên vị trong một nhà hàng có trần thấp và sơn tường màu tối, khách có thể mường tượng đang ở một góc thi vị và xa xôi của thế giới, tận hưởng các món ẩm thực địa phương. Ít ai nghĩ đến việc rủi có xảy ra cháy trong tòa nhà ấy thì rất có khả năng tất cả sẽ nhanh chóng cùng đến một nơi là thiên đường.
Quán bar đã đông nghẹt. Chúng tôi chen vào đến quầy rượu, gọi mỗi đứa một cốc đầy đá rưới chút rượu mạnh bán với giá 500 yên và dựa lưng vào quầy vừa uống vừa tăm gái. Rượu loãng. Phải uống vài chục cốc như vậy mới đủ say. Quá đắt cho một cơn say. Đứng uống đến cốc thứ tư thì chân tôi mỏi nhừ. Khói thuốc lá trong hầm đã đặc quánh mà đám đông vẫn ỳ ra, có vẻ như đang đùn đẩy nhau vị trí giữa sàn. Tôi ù tai, đầu hơi nhức, muốn ra ngoài hít thở một chút. Kaz và đám bạn, chẳng đứa nào hào hứng đi với tôi cả.
Sương tháng ba, pháo hoa tháng tám. Đó là hai thứ tôi thích nhất ở
Không có ảo giác nào kiểu như thế được gắn với sương tháng ba ở
Tôi vừa bước ra khỏi tòa nhà thì một cơn gió thổi thốc tới. Một đám mây vần vũ dưới ánh đèn đường trắng như sữa. Đó không hẳn là sương, mà có thể là hơi nước thoát ra từ máy điều hòa nhiệt độ của một cửa hiệu quay lưng ra con mương nhỏ, sau những tán anh đào mới lấm tấm những cái chồi con đen sẫm. Đã qua nửa đêm nhưng phố Mokuya vẫn còn ồn ã. Từ cửa ga Shijo Hankyu, nhiều toán thanh niên vừa mới xuống tàu đứng chờ đèn đỏ bên kia đường, chuẩn bị nhập vào đám đến trước đang túm tụm, cười nói rôm rả hai bên bờ con mương.
Hai tay đút túi quần, tôi rảo bộ ngược lên hướng Sanjo. Trong quán mỳ udon nghi ngút khói, khách ngồi trên những ghế cao quay lưng ra đường, đầu khuất sau những tấm noren cũ bẩn. Mùi nước súp bay ra ngầy ngậy. Khách bộ hành đi thành từng toán nhỏ. Phía trước có một cặp châu Âu, trông không có vẻ là dân du lịch. Họ đi thong thả, nhưng sải chân dài nên luôn giữ với tôi một khoảng dăm thước. Thấy tôi đi một mình, những gã cò mồi mặc vest của các quán rượu có tiếp viên ngực trần thỉnh thoảng lại chặn đường tôi mời mọc với những lời lẽ hết sức lịch sự.
“Sự kiêu kỳ giống như cái quần tất
chỉ để che những vết sẹo
Bọn đàn ông chăm chăm lột vỏ nó
nhưng không phải để tìm những cái sẹo…”
Gã cao gầy chơi bass, vào bè ở quãng “lột vỏ nó” và “những cái sẹo”, vừa hát vừa nháy mắt cười với mấy đứa con gái đứng xem. Bọn con gái tán thưởng điệu cười đĩ thõa của nó. Chúng vừa nhịp nhịp tay vào nhau vừa lẩm nhẩm hát theo, thỉnh thoảng có đứa lại ném cho nó một cái liếc khiến cu cậu sướng rơn, hát rống lên. Bỏ đi một quãng rất xa rồi mà tôi vẫn còn nghe rõ giọng bè giả thanh của nó.
(còn nữa)
Phát súng đầu tiên về Kyoto đã nổ. Đọc Kaz 1 này em thấy như chính mình đang được dạo bước trên những con phố nhỏ quen thuộc đó!
ReplyDeleteCon đường anh đi từ shijo lên sanjo với những hàng quán tiếp viên ngực trần đó, bây giờ đang được phủ lên rực rỡ hoa anh đào. Cành cây khẳng khiu chỉ có hoa nở rộ nặng trĩu soi bóng bên dòng kênh nước chảy trong vắt.
Em thấy thời gian này đi dạo ở khu phố đó thật tuyệt vời. Đó như là một góc rất đặc trưng của Kyoto anh nhỉ?
Đọc xong bộ tiểu thuyết (bộ khung đã được hoàn thành) của anh viết có lẽ sẽ biết và hiểu được rất rõ về Kyoto.
Thanks For Sharing bro.
Bộ khung thì có vẻ ngon rồi. Tất cả chỉ còn trông chờ vào Giáo sư. Giáo sư để em rảnh tay chút thì có truyện để đọc, hehe...
ReplyDeleteAnh em đọc truyện chú ý soi lỗi và báo lại để sửa nhé. Viết xong là post lên luôn nên chắc chắn sẽ còn nhiều lỗi. Thanks bro
Cái tên Kaz nghe rất hay, ngắn, dễ nhỡ và nó làm mình dễ liên tưởng đến nhiều thứ khác ^_^.
ReplyDeleteNhững buổi tối và sáng sớm cuối tháng 3, sương mù dày đặc. Lúc đó mới cảm nhận được thế nào là "Sương Tháng Ba". Trong sương, những ánh đèn pha xe máy của anh em ta như những con đom đóm lập lòe Hotaru. Những con đom đóm trong sương ta chỉ có thể nhìn thấy trong một khoảng thời gian rất ngắn, như hoa Sakura.
Những khoảng khắc diễn tiến theo đúng cái chu kỳ cả tự nhiên, cả nhân tạo. PHáo hoa tháng 8, là một hình ảnh cũng thật cô đọng để mô phỏng sự thú vị đi vào lịch sử nơi đây.
Nghe lại "Sương tháng 3, pháo hoa tháng 8", ta như có cảm giác đây là một câu nói dân gian rất Kyoto.
--///---
Đọc truyện bác Murakami viết bằng tiếng Anh mới thấy trình độ viết tiếng anh tuyệt vời của bác ấy. Bác Kozu mà dịch Kaz ra tiếng Anh thì Kaz cũng phải bó tay đây ^_^
---\\\---
Ở Kyoto có nhiều quán bar, những quán bar này đều có cái đặc điểm chung như quán bar trong Kaz. Nó là nơi mà chúng ta đến để hiểu thêm về một thế giới của bóng đêm, của những tâm hồn nhiều khi nổi loạn.