Tuesday, August 25, 2009

Chuyện mô hình

Nam công chúa, bạn mình, tiến sỹ ngành quản lý đô thị, là chuyên gia xây dựng các mô hình tính toán tuổi thọ cơ sở hạ tầng, như đường xá, nhà cửa, v.v.

Mình với Nam CC hay ngồi bốc phét với nhau về chuyện hoạch định tương lai, sắp tới sẽ làm gì, ở đâu, v.v. Tuy bốc phét là chính nhưng đôi khi cũng giải quyết được một số vấn đề nhớn, chẳng hạn, vụ mình tư vấn cho Nam xem có nên cưới cô người yêu lâu năm của nó làm vợ hay không. Thực ra thì mình cũng chẳng dám khuyên nó nên hay không nên, mà chỉ bảo nó cách phân tích để đi đến quyết định đúng đắn thôi. Vì vụ này mà bây giờ mình bị vợ nó "kỳ thị" một chút, hehe...

Một việc khác, cũng tốn khá nhiều bia và mồi của cả hai thằng, là việc nó sẽ đi đâu về đâu? Có lẽ bất cứ thằng du học sinh nào cũng có lúc phải nghĩ đến việc học xong thì về nước hay ở lại nước sở tại (trừ các bạn du học ở Lào, Campuchia, Myanmar hoặc tương tự). Chúng ta được dạy dỗ là phải phấn đấu thành con ngoan trò giỏi để lớn lên xây dựng đất nước, phải yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Giáo huấn này thật đơn giản, dễ hiểu, nếu chúng ta không va chạm với thế giới. Nhưng một khi chúng ta đã va chạm với thế giới (ít nhất là qua sách vở) thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều, trừ trường hợp chúng ta cố tình né tránh chúng, hoặc trong trường hợp tệ hơn, chúng ta đã bị tẩy não quá tay. Câu hỏi đặt ra là "Tổ quốc là gì? Đồng bào là gì?". Vấn đề nhớn quá! Ngồi bia rượu mà cãi nhau về cái topic này thì vừa tốn mồi, vừa vô bổ. Rất may là mình với Nam CC lại thỏa hiệp với nhau được, nhờ có... mô hình.

Rất, rất nhiều bạn xác định nhân thân (identity) theo mô hình này (sau đây gọi là mô hình Vuông):


Mô hình Vuông là một minh họa của chủ nghĩa vùng miền mà Anhxtanh đã từng nói đến: "Chủ nghĩa vùng miền cũng giống như bệnh sởi. Nó là một căn bệnh ấu trĩ của nhân loại". Những tín đồ của chủ nghĩa này đặt ra mục tiêu cho mọi hành động của mình là làm lợi cho nhóm (những người nằm trong miền) của mình. Các bạn này ra đường thì hay vượt cố đèn đỏ (nếu ko thấy cảnh sát) để được nhanh hơn thiên hạ một tý, đến cơ quan thì thích đấu đá, xây nhà thì cứ phải nhoi lên một tý cho cao hơn nhà bên cạnh, về làng thì mở miệng ra là "nhà thờ họ mình to nhất làng", nếu giỏi mà làm đến chức bộ trưởng rồi thì thích kéo đồng hương lên, dìm mấy thằng tỉnh khác xuống. Những chuyện như thế nhiều lắm, kể không hết. Chỉ có một câu chuyện, cũng cùng một dạng với mấy chuyện trên, nhưng ít ai nhận ra, là các bạn này cứ thích nước mình mạnh hơn nước bên cạnh, phải ăn hiếp được nước bên cạnh mới thích, còn nếu bị nước bên cạnh ăn hiếp thì các bạn kêu oai oái. Các bạn cho rằng như thế mới là có tâm với đất nước, như thế mới là yêu nước.

Ngoài những miền đã nêu trong hình trên, còn rất nhiều tên miền khác cũng đáng được nêu lên, như "Tôn giáo", "Sắc tộc", v.v. nhưng bài bốc phét này ko cần phải chi tiết đến thế. Hai cái miền có viền đen đậm trong mô hình Vuông là hai miền nổi bật nhất. Trong đó, miền "Gia đình" tồn tại một cách khách quan, nổi bật một cách tự nhiên, bởi người ta sinh ra ai cũng có bản năng muốn ăn ngon, mặc đẹp, "vinh thân, phì gia" cả. Hệ quả tiêu cực của miền này là các bạn tham nhũng, vơ vét nhiệt tình để làm giàu cá nhân, chạy chọt, đút lót để đưa con cháu vào những vị trí có màu mè của bộ máy, v.v. Ngược lại, miền "Tổ quốc" là một khái niệm chủ quan. Nó được đặt ra để quy định phạm vi quản lý, khai thác của một nhà nước, và trên giấy tờ, nó được quy định bằng những đường chấm - gạch, chấm - gạch... Những người sống bên trong đường chấm - gạch, chấm - gạch ấy được gọi là "đồng bào". Ngoài miền "Gia đình", miền "Tổ quốc" nổi bật hơn so với những miền khác nhờ sự tuyên truyền thường xuyên của các phương tiện thông tin đại chúng và sự giáo dục trong nhà trường từ khi chúng ta còn tấm bé. Nếu không có sự tuyên truyền giáo dục ấy, miền này ít được chú ý, vì bản thân nó không mang lại một lợi ích sát sườn nào cho con người trong cuộc kiếm sống qua ngày của họ. Tổ quốc và dân tộc là hai ngọn cờ được giương lên khi một nhà nước cần tập hợp quần chúng. Thuyết phục được quần chúng nhảy ra khỏi cái miền "Gia đình" ấm áp mà đi vào cái miền "Tổ quốc" mông lung hơn là tài năng của các chính trị gia, trong đó có những người mà bản thân vẫn chỉ lo chăm chút cho cái miền "Gia đình" của mình nhiều hơn cả.

Mô hình Vuông vẫn đang phổ biến trên khắp thế giới. Nó có thể dùng để giải thích tình trạng tham nhũng ở nhiều nước, sự xung đột giữa các dân tộc "đồng bào" của nhau trong cùng một quốc gia, và những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia.

Mình và Nam CC không thích mô hình Vuông vì trông nó... tuyến tính quá, không được đẹp, vì thế nên mới dựng lên cái mô hình này (gọi là mô hình Tròn) để ngắm:

Mô hình Tròn cũng chẳng có gì khó hiểu. Cái hay của nó là ở chỗ nó... tròn, vì thế lăn cũng dễ. Có quả mô hình này rồi, chú Nam yên tâm lên đường.

Mình cũng chúc chú thượng lộ bình an!

4 comments:

  1. Hai mô hình của bro chuẩn quá! Em cũng không thích cái vuông lắm. Tiêu chí của em là: Life is traveling nên phải lăn như cái tròn. Cái vuông thì hơi bị khó đẩy đi được bros nhỉ? Em cũng gặp nhiều bạn vuông, vượt đèn đỏ xong rồi lại tạt vào đường bên kia ngồi uống trà đá thôi. Còn trong các CQNN, chuyện đồng hương đồng khói hay cụm này cụm kia thì không phải bàn thêm.

    Namzu sắp đi ra, chúc cho cái hình tròn vàng của Namazu nó ngày càng phình to ra, tiệm cận với tròn đậm ngoài cùng.

    ReplyDelete
  2. Bro viết bài nhanh khủng khiếp, bái phục. Vừa mới dặn đệ viết lúc chiều tối, mà nhoằng 1 cái sau 2 giờ sau đã có 2 mô hình rồi. thế này thì Giáo Sư Kyodai phải gọi Huynh là hàng khủng mất.

    Mohinh man.


    Chuyện mô hình (2)

    Mình học chuyên về mô hình, các mô hình toán xác xuất thống kê liên quan đến dự đoán tuổi thọ các công trình xây dựng. Cũng bởi vì học mô hình, mà mình nhìn đời, sự vật hiện tượng xung quanh cũng theo kiểu “Mô hình”. Hôm nay, xin tiếp tục loạt bài về mô hình với chủ đề “Tổ quốc và đồng bào”.


    Trong bài trước được đăng bởi Tiến sĩ Huy Bầu, một nhà nghiên cứu về địa chất công trình, hay còn gọi là ngành “Đóng cọc” đăng trên tạp chí “Enjoycuocsong” đã cho chúng ta thấy sự tồn tại song song 2 loại mô hình liên quan đến vấn đề “Tổ quốc và đồng bào”. Theo lập luận của Tiến sĩ thì có thể đưa ra được kết luận như sau.

    Những người cổ hủ thì đi có xu hướng chọn mô hình “Hình vuông”. Trong đó, tư tưởng của họ luôn bị chi phối trong hình vuông tổ quốc (hình có đường đen màu đậm). Cả cuộc đời họ, xét về tư tưởng, thì gia sức làm cái gì đó to tát để cái đường màu đen đó thêm đậm và dày hơn. Cũng chính vì thế, họ thường khó chấp nhận cái gì đó gọi là “Ngoại lai” xập nhập và làm mờ đi cái đường đen đó, trong khi chính bản thân họ cũng không biết 1 cách chắc chắn là chiều dài thực tế của đường đen, cũng như độ dày của nó như thế nào. Xét trên phạm vi thế giới thì, nhóm người cổ hủ tập trung nhiều nhất ở các nước kém và đang phát triển, những nước có tư tưởng độc tài, không dân chủ.

    Khác với những người có tư tưởng cổ hủ, những người thuộc mô hình tròn luôn có cái nhìn thoáng hơn về sự vật và hiện tượng. Họ thường sống hòa đồng vào môi trường xung quanh, bất kể môi trường đó có vị trí địa lý ở đâu trên thế giới, miễn là môi trường đó có tính đa văn hóa, có sự giao lưu và tôn trọng những điều riêng biệt (identity). Trên phương diện phân bổ địa lý về nơi sống và làm việc, họ thường trọn những quốc gia đa văn hóa, sắc tộc, dân chủ và văn minh để cư ngụ.

    Hai kết luận trên có thể chưa nêu hết được nhiều khía cạnh của 2 mô hình mà Tiến sĩ Huy đã nêu ra, nhưng phần nào cũng phản ánh được tư tưởng mà vị Tiến sĩ này muốn nói. Tư tưởng đó có thể tóm tắt trong một câu:

    “Tròn thì béo, méo thì vuông”

    ReplyDelete
  3. Ha ha, chú Nam bình luận hay vãi. Dưng mà, cái câu "tư tưởng độc tài, không dân chủ" là của chú nói, anh không nói đâu nhé (anh vẫn rón rén lắm chú ạ). Với cả, anh ko hiểu câu cuối "Tròn thì béo, méo thì vuông" nghĩa là giề cả, hehe.. Xin chú "vén mây" cho anh tý, haha..

    ReplyDelete
  4. Béo ở đây em hiểu là tròn, tức là đầy đủ về mặt tri thức, chứ không phải béo theo nghĩa vật lý. Còn méo theo định nghĩa của em thì là không đầy đủ, nhận thức về thế giới bị méo mó ạ.

    he he.

    Thật ra, theo nếu xét theo tư tưởng đạo Phật mới thấy cái mô hình tròn đó có ý nghĩa lắm đấy bro ạ.

    Lấy ví dụ nhé,

    Đạo Phật đưa ra thuyết "Luân Hồi". Có người học giả hỏi là
    "Nếu mà luân hồi, tức là khiếp người sẽ được chuyển lại cho thế hệ sau" Vậy logic của vấn đề dân số nằm ở đâu. Dân số thế giới vẫn tăng lên ầm ầm.

    Ví dụ thế này cho dễ hiểu:
    Ngày xưa chỉ có adam và eva, nếu Adam và Eva sống tốt, thì sẽ được đầu thai vào kiếp sau. Như vậy, sẽ chỉ có tối đa 2 chú nữa được sinh ra vào thế hệ sau. Vậy tại sao dân số thế giới bây giờ là hơn 6 tỷ người.

    Đạo Phật trả lời là,

    Thiên hà vũ trụ bao la, có biết bao nhiêu là sự sống trên hàng tỷ hành tinh. Trái đất chỉ là một mà thôi. Vậy sự đầu thai, hay sự luân hồi không phải là diễn ra tại 1 không gian cố định, mà là khắp nơi trên toàn cõi vũ trụ này. Do đó, mới có chuyện dân số tăng lên và giảm đi.

    Vậy nếu đứng trên quan điểm của Đạo giáo mà nói về vấn đề Tổ quốc và đồng bào thì mới thấy mô hình tròn đúng như thế nào. Phải không bro?

    ReplyDelete