Mình nhớ lần đầu nghe bài "Dệt tầm gai" nhạc: Ngọc Đại, lời: thơ Vi Thùy Linh. Ấy là hôm gala SV ở New South Wales Uni. mình đi xem với người iu (ngày nay gọi là vợ, hehe). Bài hát nghe chán òm, dài lê thê, khúc cuối cứ nhai đi nhai lại câu "Dệt đến bao giờ, dệt đến bao giờ..." cả chục lần, nhiều lúc cứ tuởng hết rồi mà nó vẫn cứ hát! Mình quay sang người iu bảo "Hát đến bao giờ, hát đến bao giờ?". Người iu mình phì cười, một cô bé ngồi phía trước nghe lỏm được cũng phì cười. Ngọc Đại với cả Thùy Linh!
Mãi về sau mình mới đọc VTL một cách cẩn thận. Nhớ nhất bài "Từ phía ngày nắng tắt":
"Nơi em ở là phía ngày nắng tắt
Nỗi buồn nhiều như gió
Em ước được thả lên trời như bóng bay…"
Thơ là nơi mà tính võ đoán của ngôn ngữ có đất phát triển mạnh mẽ nhất. Bản thân ngôn ngữ mà ta nói thường ngày đã có sẵn tính võ đoán, tức là khả năng gợi cho người nghe những liên tưởng rồi từ đó đoán đuợc nghĩa của câu; chính những liên tưởng mà nó gợi ra làm cho nó có nghĩa, nó hợp lý, mặc dù về mặt ngữ pháp nó có thể ko hợp lý.
Về mặt ngữ pháp thì "ngày nắng tắt" ko hợp lý bằng "ngày tắt nắng", tức là một cấu trúc hoàn chỉnh chủ ngữ - (động từ) vị ngữ - tân ngữ. Cả hai cách nói ấy cùng gợi lên sự liên tưởng giống nhau về thời điểm một ngày sắp hết, nhưng rõ ràng cách nói "ngày nắng tắt" mới hơn, thơ hơn.
Việc đảo lộn thứ tự các chữ trong câu này khiến mình nhớ lại lần cãi nhau với thầy giáo dạy văn khi học bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên, hồi lớp 11 hay 12 gì đấy. Bài thơ ấy có câu "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở", mình bảo sách in sai, đúng ra phải là "Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở", như thế mới khớp với câu sau "Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn"; như thế, chủ thể của cả hai câu mới đồng nhất, đều là "đất". Lúc này, nó đang là thế này nhưng về sau, nó biến thành thế kia. Rõ ràng là logic hơn chứ! Mình cãi cũng có lý nên thầy ko bẻ đuợc, chỉ bảo sách in đúng, nhà thơ làm đúng như thế, thế mới là thơ! Sau đó, mình nghĩ lại thì thấy đúng thật, nhà thơ đã bỏ trống chủ ngữ của vế truớc: Khi ta còn ở đây thì (đất) chỉ là cái chỗ ăn ở (thời nay, cái từ "đất ở" lại càng rõ nghĩa hơn vì nó gắn với "mục đích sử dụng đất" theo Luật đất đai, "đất ở" với "đất sản xuất" là giá khác nhau một trời một vực, hehe). Vế sau thì quá rõ ràng rồi.
Rông dài lạc đề mất rồi. Quay lại với bài thơ nào...
"Nơi em ở là phía ngày nắng tắt
Nỗi buồn nhiều như gió
Em ước được thả lên trời như bóng bay…
…Gió vẫn thổi, buồn phiền không mất nổi
Chỉ còn phía anh thôi
Em không nhớ đã gặp anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay đã tắt
Để rồi đêm nay
Em cay đắng khi anh đẩy em bằng ánh mắt!
Ánh mắt anh - không - bay - đuợc"
Sự liên tưởng xâu chuỗi thật nhịp nhàng... Nắng - gió - (bóng) bay... Rồi lộn lại: "Gió - nắng - (ánh mắt) bay". Đã có sự lặp đi lặp lại ba chữ này cho dù ta hầu như ko thể nhận ra, bởi chúng đi cùng nhau rất hài hòa, tạo thành một-khối-từ. Nhưng trong cái nguyên khối ấy, mỗi con chữ lại cựa quậy chứ ko nằm yên. Phải cựa quậy thì thứ tự mới bị đảo lộn như vậy chứ! Cựa quậy vì bức bối...
"Lòng em vỡ"
Bục ra rồi! Bức bối lâu quá thì tất nhiên nó phải bục ra chứ.
"Vỡ vào đêm chỉ thiếu một tháng trăng em tròn 19 tuổi
Em không nhớ đã thả bao nhiêu nỗi buồn buộc bằng tóc rụng
Tóc mỗi năm một mỏng
Em tức tưởi trở về khoảng trời bóng đỏ"
Lối ẩn dụ bắc cầu thật tài tình: Nỗi buồn giống như bóng bay; bóng bay đuợc buộc túm bằng sợi tóc; dẫn đến, "nỗi buồn buộc bằng tóc rụng", bỏ qua trung gian là "bóng bay". "Bóng "bị biến mất trong quá trình ấy, cái quá trình khiến cho "tóc mỗi năm một mỏng" (mà nỗi buồn thì vẫn chẳng thay đổi), chẳng có gì tốt đẹp hơn lên! Điều đó khiến em đau khổ, em tuyệt vọng...
"Em tức tưởi trở về khoảng trời bóng đỏ"
Hình tượng "bóng" bị biến mất trong đoạn trước lại hiện ra, gây một hiệu ứng đúp cho chữ "trở về".
"Bóng chèn nhau
vỡ
Lòng em
vỡ "
Bóng thả lên chật cả bầu trời, chật đến mức chèn cả lên nhau. Mỗi quả bóng là một nỗi buồn. Sao mà có nhiều nỗi buồn đến thế được nhỉ? Hehe...
"Em lầm lũi lại đến truớc nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa
Rồi đi
Sau lưng em ngày nắng tắt."
Ba câu này thì quá tài! Giả thử bỏ đi mấy chữ "đốt lên thành lửa", đoạn thơ trở thành:
"Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn
Rồi đi
Sau lưng em ngày nắng tắt."
cũng đã là tròn trịa rồi. Nhưng sự đau khổ đã đuợc đẩy lên một mức cao hơn, thành một-đống-lửa-giận, cháy ngùn ngụt.
"Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa"
Rồi kẻ đốt lửa bỏ đi. Khi cô quay đi thì đống lửa cũng tàn dần.
Tàn lụi theo nó, không phải chỉ là một cuộc tình, mà là tất cả phần sáng của một cuộc đời. Ngày đã tắt.
Cái chị VTL này chắc là bị thằng nào nó đá nên mới dặn ra được mấy câu độc đến thế. Không biết em nghĩ thế có đúng không? Ở đời, không có sự va chạm thì làm sao viết ra được ý thơ ẩn dụ hay đến thế. Mọi cái đều có nguyên nhân của nó.
ReplyDeleteNhà văn thường có năng lực tưởng tượng hơn người thường. Tuy nhiên, để viết hay thì họ đều phải trải nghiệm. Tuy nhiên, trải nghiệm mới chỉ là 10% vấn đề. 90% còn lại là tài năng thiên phú + sự lao động cật lực, I think...
ReplyDeleteĐúng roài,
ReplyDeleteNhiều khi em nghĩ linh tinh, em nghĩ là ngoài tài nằng ra thì sự tưởng tượng của họ là do 1 thế giới tâm linh từ ngày xưa nhập vào. Điều này em cứ thầy đúng đúng sau khi đọc "Cô gái đánh cờ vây" của sansa. Rồi lại xem ngoại cảm ngoại kiếc.
anh Nam than voi anh Huy den muc do giong nhau ca ve quan diem song, ve so thich .........
ReplyDeleteNhung nhin chung la co ve.....rat thu vi nhi!
Tuan nay anh Huy di Uc roi. Hi, Chuc anh, chi va 2 chau vui ve nhe!
Tuan nay di tap mua khong co anh, chac se deo dai hon. Hiiii